Những người tham gia tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34174
Khoản
c điều 4 Bộ luật Dân sự quy định, người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ
chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
Theo
điều 55 Bộ luật này, người tham gia tố tụng bao gồm:
-
Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
-
Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
-
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
-
Người bị bắt.
-
Người bị tạm giữ.
-
Bị can.
-
Bị cáo.
-
Bị hại.
-
Nguyên đơn dân sự.
-
Bị đơn dân sự.
-
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
-
Người làm chứng.
-
Người chứng kiến.
-
Người giám định.
-
Người định giá tài sản.
-
Người phiên dịch, người dịch thuật.
-
Người bào chữa.
-
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
-
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi
tố.
-
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác
theo quy định của Bộ luật này.
Tại
điều 71 Bộ luật Dân sự quy định, trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm
thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng như sau:
- Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
Trường
hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định
của Luật Trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có
trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý. Nếu họ đề nghị được
trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo
cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
-
Việc thông báo, giải thích phải ghi vào biên bản.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Những người tham gia
tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Dương Văn Công tại đường
link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34174
Nhận xét
Đăng nhận xét