Tư tưởng chính trị - xã hội thời Trần (1225-1400)
Mời
các bạn tìm hiểu luận văn “Tư tưởng chính trị - xã hội thời Trần (1225-1400)” của
tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền tại
đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33904
Nhà
Trần hoặc Trần triều (Hán-Nôm: 家陳 ・陳朝,
nhà Trần • Trần triều) là triều đại quân
chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm
1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi. Những năm đầu tiên, Trần Cảnh
còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tôn thất vai chú của
Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền.
Trong
giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long - kinh đô triều
cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý. Về chính
sách chính trị, các hoàng đế nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện
hơn so với nhà Lý, họ tạo nên một hệ thống đặc biệt, trong đó các Hoàng đế sẽ sớm
nhường ngôi cho Thái tử mà lui về làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên vẫn cùng vị
Hoàng đế mới điều hành chính sự. Việc này được đánh giá là tích cực, khi ngôi
Hoàng đế sớm có chủ, tránh được việc tranh giành ngôi vua như triều đại nhà Lý
trước đó; và bản thân vị Hoàng đế sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến
khi trưởng thành.
Các
mặt kinh tế, xã hội, giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho
giáo, Đạo giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo ra cục diện Tam giáo đồng
nguyên, sự cân bằng ảnh hưởng của Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo. Thái thượng
hoàng Trần Nhân Tông được coi là một danh nhân văn hóa nổi tiếng, người bảo trợ
Phật giáo và Đạo giáo, thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng và truyền
đến đời nay. Bên cạnh đó, những danh thần Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền,
Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều,...là những
cái tên nổi danh về tri thức, thơ văn, góp phần to lớn tạo nên thời kỳ nhà Trần
hưng thịnh văn hóa.
Dưới
triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp
các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước xung quanh. Lực lượng quân
đội nhà Trần thiện chiến nhất là thủy binh, rồi kỵ binh, bộ binh, tượng
binh....chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong
dòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là nền tản lớn khiến quân đội nhà Trần tiêu
diệt được cuộc xâm phạm của quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào
năm 1258, 1285 và 1287. Thời gian này xuất hiện một danh tướng kiệt xuất, vốn
là tôn thất nhà Trần, chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; người có vai
trò quan trọng trong chiến thắng vào năm 1285 và 1287.
Luận
văn phân tích bối cảnh xã hội và những tiền đề lí luận hình thành tư tưởng
chính trị - xã hội thời Trần. Đồng thời, phân tích một số nội dung cơ bản trong
tư tưởng chính trị - xã hội thời Trần như: Những quan điểm cơ bản về thể chế
chính trị và tổ chức xã hội; những quan điểm cơ bản về đối nội và đối ngoại.
Qua đó, rút ra những giá trị chủ yếu trong tư tưởng chính trị - xã hội thời Trần.
Nhận xét
Đăng nhận xét