Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/14388 Trong Công ước Paris, bảo hộ QSHCN bao gồm các đối tượng là sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa, cũng như việc ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh. Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “bảo hộ” được hiểu theo nghĩa thông thường là “che chở, không để bị hư hỏng, tổn thất”. Việc bảo hộ luôn được gắn với sự quản lý của nhà nước thông qua các giải pháp để bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ bằng chính sách, pháp luật mà mỗi quốc gia dành cho công dân hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động, cư trú ở nước đó. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, vi phạm hoặc tranh chấp về sở hữu công nghiệp, có thể áp dụng một hoặc một số trong ba loại trình tự pháp luật sau đây với mục đích nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp: bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự (tiến hành các vụ kiện theo thủ tục dân sự); bảo vệ QSHCN bằng biện pháp hành chín...