Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2018

NHỮNG ĐỘNG THÁI MỚI TRONG BIẾN ĐỔI DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU TUỔI - GIỚI TÍNH CỦA DÂN SỐ VIỆT NAM

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11544 Nguyễn, V. T., Đỗ, T. M. Đ. (2014). NHỮNG ĐỘNG THÁI MỚI TRONG BIẾN ĐỔI DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU TUỔI - GIỚI TÍNH CỦA DÂN SỐ VIỆT NAM. 25 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành, tr. 775-792 Ở nước ta, trong những thập kỉ từ 1979 đến nay, cứ 10 năm lại có một cuộc Tổng điều tra dân số (1979, 1989, 1999, 2009), và từ 1999 trở lại đây là Tổng điều tra dân số và nhà ở. Những thông số về dân số là quan trọng để có thể tích hợp được các chính sách dân số với các chính sách phát triển của cả nước và của từng vùng. Các thông số về dân số còn là “đầu vào” quan trọng trong việc quy hoạch tổng thể phát triển của từng ngành và từng vùng, trong đó có những ngành trực tiếp đến an sinh xã hội như giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, lao động - việc làm... Trong bài này, chúng tôi chỉ phân tích khái quát những động thái mới của dân số liên quan đến gia tăng dân số tự nhiên và cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính, cả theo chiều thời gian và chiề

Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61093 Quản, T. N. T. (2017). Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Từ góc độ lý luận luật tố tụng hình sự (TTHS), luận án đã: + Làm rõ khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm, nội dung của nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự; các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc này. Nêu và phân tích quy định của pháp luật một số quốc gia và pháp luật quốc tế về nguyên tắc độc lập xét xử trong TTHS, rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. + Phân tích các quy định pháp luật về nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong lịch sử pháp luật TTHS Việt Nam; đánh giá kết quả thực hiện nguyên tắc này theo các quy định của Bộ luật TTHS năm 2003; những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và sự cần thiết phải khắc phụ

Nghiên cứu đánh giá tình trạng phơi nhiễm asen của bà mẹ, trẻ em tại tỉnh Hà Nam

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61109 Nghiên cứu đánh giá tình trạng phơi nhiễm asen của bà mẹ, trẻ em tại tỉnh Hà Nam : Luận án TS. Khoa học vật chất: 62 44 01 Đây là nghiên cứu đầu tiên về phơi nhiễm Asen của bà mẹ và con của họ ở Việt Nam với phương pháp nghiên cứu bài bản và quy mô số lượng mẫu lớn. Đã nghiên cứu đánh giá được mối tương quan giữa phơi nhiễm Asen trong nguồn nước giếng khoan và tích lũy sinh học ở người (nước tiểu, tóc, máu); giữa phơi nhiễm và thâm nhiễm Asen của mẹ truyền sang con tại tỉnh Hà Nam, bao gồm 5 xã có lịch sử bị ô nhiễm và 4 xã không bị ô nhiễm làm đối chứng. - Lần đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đánh giá thành công và cung cấp những số liệu phân tích hàm lượng Asen trong máu cuống rốn và trong tóc của trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị thâm nhiễm Asen để đánh giá thâm nhiễm trước sinh của trẻ sơ sinh tại khu vực nguồn nước bị ô nhiễm Asen tại Việt Nam. - Lần đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đánh giá thành công về bệnh lý thai sản

Hệ thấp chiều Oxit phức hợp: Mô phỏng và khảo sát một số tính chất

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61110 Hệ thấp chiều Oxit phức hợp: Mô phỏng và khảo sát một số tính chất : Luận án TS. Khoa học vật chất: 624401 Các nghiên cứu dựa trên phương pháp tính toán từ các nguyên lý ban đầu của luận án giúp tiên đoán và chỉ rõ cơ chế của hiệu ứng liên kết từ điện trong cấu trúc hai chiều dạng tiếp xúc dị thể La 1-x Sr xMnO3/BaTiO 3. Đặc biệt, luận án cho thấy ảnh hưởng của việc lựa chọn ứng suất theo phương song song với mặt phẳng màng và định hướng nuôi màng rất quan trọng đối với cường độ liên kết từ điện. Nếu hệ La 1-x Sr xMnO3/BaTiO 3 định hướng (001) được đặt trong một ứng suất thích hợp sao cho La 1-x Sr xMnO3/BaTiO 3 chịu một ứng suất giãn và BaTiO 3 chịu ứng suất nén theo phương song song với mặt phẳng màng thì hiệu ứng liên kết từ điện có thể dẫn đến sự tái cấu trúc trật tự từ khi độ phân cực điện thay đổi. Tuy nhiên, hiệu ứng tái cấu trúc trật tự từ tương tự khó có