Đánh giá nguy cơ lũ quét tại huyện SaPa, tỉnh Lào Cai



Vào mùa mưa bão, ở Lào Cai thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở các xã vùng cao.
Ở phía tây là các huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn; phía đông là các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai. 


Theo đánh giá của Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Lào Cai là một trong những tỉnh có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất rất cao trong số các tỉnh miền núi của Việt Nam, trung bình mỗi năm xảy ra từ 10 đến 15 vụ sạt lở đất và lũ quét, lũ ống.
Theo thống kê của Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão (PCLB) tỉnh, lũ quét và sạt lở đất mỗi năm cướp đi tính mạng hàng chục người dân và thiệt hại khoảng từ 40 đến 60 tỷ đồng về kinh tế, nhất là đường giao thông, trường học, công trình thủy lợi..., gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống. 


Năm 2009, mưa bão đã làm chín người chết; 824 trường học, nhà ở bị sập đổ, hư hỏng; 22 công trình thủy lợi và 21 công trình giao thông bị hỏng; sạt lở gần 140 nghìn m3 đất đá...; thiệt hại ước khoảng 20 tỷ đồng.
Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lào Cai Lưu Minh Hải cho biết, do sự biến đổi khí hậu, thời tiết ở Lào Cai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường; đặc biệt là những trận mưa lớn, diễn ra trong thời gian ngắn, kèm theo lốc xoáy và sét. 


Từ đầu năm đến nay, tại Lào Cai xảy ra tám đợt mưa lớn, bảy cơn lốc xoáy; có trận mưa tới 199 mm, làm nhiều nhà dân ở Sa Pa, thành phố Lào Cai ngập sâu trong nước, sạt lở nhiều tuyến đường liên xã, thôn bản. Mưa lớn kèm theo lốc xoáy và sét đã làm chết hai người; sập đổ hoàn toàn 53 ngôi nhà, 4.529 nhà ở bị hư hỏng; vùi lấp 355 ha lúa và hoa màu; sạt lở hơn 5.000 m3 đất đá...; thiệt hại ước tính 21 tỷ đồng.
Chủ động phòng, chống để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất, Lào Cai tập trung thực hiện đồng bộ bốn giải pháp, đó là: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; tổ chức di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai (kè, nắn suối) và cảnh báo sớm (cột tiêu, biển báo nguy hiểm) và nâng cao năng lực tổ chức ứng cứu, khắc phục thiên tai theo phương châm "bốn tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
Mời các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Đánh giá nguy cơ lũ quét tại huyện SaPa, tỉnh Lào Cai” của tác giả Hoàng Thị Thủy tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33332

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu một số phong tục cổ truyền của người Việt qua tục ngữ

Tìm dấu vết của An Dương Vương trên đất Cổ Loa

Địa chất sườn lục địa